Về công nghệ, được biết quy trình sản xuất loại bao bì này không có gì khác biệt so với những loại túi, màng nylon thông thường mà Các Cty SX Bao Bì vẫn làm lâu nay.
– Người ta pha thêm vào nguyên liệu đầu vào (hạt nhựa) một chất phụ gia nhập từ Mỹ có tên là D2W. “Tùy theo nồng độ tính chất của các loại màng mà pha thêm chất D2W theo tỷ lệ nhất định để các túi, bao nhựa này sẽ phân hủy nhanh hay chậm, thường là từ 3 – 6 tháng”.
– Giá bao này sẽ cao hơn bao túi nylon thông thường từ 10-20%.
– Ngoài ra còn có loại máy in chuyển nhiệt bao bì “tự hủy cơ học” này khác rất xa so với loại túi xốp “tự hủy sinh học” được sản xuất bởi các tập đoàn hàng đầu ở châu Âu như BASF, Biotec, Bruckner (Đức) hay Novamout (Ý).
(sẽ được giới thiệu sau)
– Tự hủy sinh học được làm từ nguồn nguyên liệu hữu cơ như bột bắp, dưới tác động của vi sinh vật có nhiều trong môi trường tự nhiên, bao bì “tự hủy sinh học” sẽ chuyển hóa thành những chất hữu cơ đơn giản, dễ hòa tan và vô hại, thậm chí phân hủy thành khí carbonic (CO2) và nước.
– Tuy nhiên nếu đi sâu vào lỉnh vực này thấy còn nhiều mặt hạn chế : Trong khi đó, các bao hay túi xốp làm từ hạt nhựa (HDPE, LDPE hay LLDPE) dưới tác dụng của các chất phụ gia như D2W hay Alta Degradable… chỉ vỡ vụn thành những mảnh có kích cỡ từ 2-5mm. Về tác động đến môi trường, những mảnh vụn PE “trơ” này vẫn tồn tại trong tự nhiên từ 50- 80 năm, thậm chí chúng còn dễ phát tán vào trong đất và nguồn nước hơn. Đó là chưa tính đến tác hại của những hóa chất đi kèm như mực hay phẩm màu dùng để in ấn trên bao bì.
Hiện nay các nhà phân phối hàng tiêu dùng trong nước như hệ thống siêu thị Metro (Đức) hay Big C (Pháp)… đã bắt đầu hạn chế sử dụng bao túi nylon, trong khi các cơ quan chức năng cũng đang kiến nghị những biện pháp cần thiết – chẳng hạn như thu phí sử dụng…
Đón đầu xu hướng tiêu dùng này, hiện nay đã có 1 vài doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cho việc sản xuất bao bì tự hủy đã bỏ ra hàng triệu cho đến hàng chục triệu đô la Mỹ cho dây chuyền thổi bao bì nylon.